(Bài viết về làng nghề sưu tầm từ website https://langngheviet.com.vn.
Tác giả: Đỗ Uyên)
Theo người dân địa phương thì nghề làm nón tại Quy Hậu xuất hiện khoảng
những năm đầu thế kỷ 20. Người đầu tiên đem nghề nón về với Quy Hậu là hai ông
Nguyễn Văn Dỵ (thường gọi là ông Bộ Chiêm) và ông Đỗ Bá Mỡn (thường gọi là ông
thợ Giồng) vào khoảng năm 1905- 1906. Hai ông vốn làm nghề thợ may, vì giỏi
nghề may nên đã rủ nhau ra thị trấn Ba Đồn (Quảng Trạch) may thuê. Chợ phiên Ba
Đồn cứ bảy ngày nhóm một lần. Hàng hóa từ các vùng lân cận, cả tận ngoài Hà
Tĩnh dồn về, nên rất phong phú. Chỗ làm nghề may của các cụ được thuê gần chợ
Ba Đồn, ngay làng Thổ Ngọa nay thuộc Quảng Thuận.
Nơi đây có sẵn nghề làm nón rất phát triển, đời sống khá hơn các làng
khác. Thấy đây là nghề có thể giúp ích cho dân làng vào thời vụ nông nhàn, hai
ông trở về nhà vận động thêm ba người bạn thân là Lê Quang Mạc (Hường Mạc),
Nguyễn Văn Tranh và Nguyễn Quang Suyền cùng ra Ba Đồn học nghề nón, đem về
truyền dạy cho bà con quê mình. Trong nhóm có ông Bộ Chiêm, vợ mất đã lâu, để
lại hai người con gái là Chiêm và Hạnh. Cảnh gà trống nuôi con, may nhờ được
người quen mai mối, ông Bộ Chiêm lấy bà Nga- một người phụ nữ có tay nghề giỏi
của làng Thổ Ngọa. Sau ngày cưới, ông đưa vợ về quê. Bà Nga giúp ông truyền
nghề nên từ đó nghề nón bắt đầu được lan truyền về Quy Hậu.
Nón của làng ngoài tính thẩm mỹ thì yếu tố bền chắc được đặt lên hàng
đầu để phù hợp với điều kiện kinh tế thuần nông và thời tiết khắc nghiệt,
thường xuyên mưa bão, lũ lụt. Làng được công nhận là làng nghề truyền thống vào
năm 2008. Nhiều năm trở lại đây, trong khi không ít nghề truyền thống bị mai
một thì nghề làm nón lá ở làng Quy Hậu vẫn tiếp tục phát triển. Đây là sự duy
trì và kế thừa nét đặc sắc văn hóa của ông cha ta để lại đến hôm nay.
Để làm ra một chiếc nón lá đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn liên
kết với nhau, hoàn toàn nhờ vào bàn tay khéo léo của người thợ. Bắt đầu quá
trình sản xuất là công đoạn tìm tre. Cây tre phải đảm bảo được yếu tố khoảng
cách giữa các mắt tre sao cho càng dài càng tốt. Sau đó cây tre được vót thành
từng vành nhỏ để áp khít vào 16 vành khuôn theo thứ tự từ hình chóp nón. Xong
công đoạn này, người thợ bắt đầu chuyển sang việc làm lá, công phu và cần sự
cẩn thận cao hơn. Cây lá nón sau khi lấy về phải được phơi qua nắng cho đủ độ
khô và dai, rồi từng chiếc lá được bắt ra thành những bẹ lớn sau đó được đem đi
“ủi” phẳng. Tùy vào kích thước của từng chiếc lá mà người thợ sắp xếp sao cho
hợp lí nhất, lá được kết lên chiếc khuôn đã được vót tre sẵn trước đó rồi
chuyển sang công đoạn chằm nón (hay còn gọi là may nón). Họ chọn những sợi cước
– sợi gấc phù hợp, gửi vào từng đường kim mũi chỉ. Thoăn thoắt, nhẹ nhàng, họ
ngồi bên nhau túm năm, tụm ba, vừa chằm nón vừa trò chuyện.
Công đoạn khó nhất để tạo ra được một chiếc nón là công đoạn chằm, đòi
hỏi người thợ phải thật kiên trì , khéo léo và tỉ mỉ chỉ cần sơ ý một chút là
lá nón sẽ bị nhăn và rách. Vì thế từng tay kim và những sợi chỉ trong suốt ,
thoăn thoắt cứ đưa lên đưa xuống làm cho những tấm lá trắng xanh như được dán
vào bộ vành bằng một thứ keo vô hình. Khâu xong nón, đánh quai, chải dầu. Lớp
dầu bóng bằng nhựa thông pha cồn làm cho nón thêm sáng, đẹp và chống thấm nước.
Từ đây, chiếc nón bắt đầu cuộc hành trình của mình đến với người tiêu dùng gần-
xa trong nước và cả khách du lịch nước ngoài.
Tùy vào từng loại nón như: Nón dừa hay nón lá… thời gian để làm ra một
chiếc nón sẽ khác nhau và mức giá cũng khác nhau. Bình thường mỗi người làm
được từ 2 – 3 chiếc nón/ngày. Chiếc nón lá Quy Hậu nổi tiếng mỏng nhẹ, dáng vẻ
xinh xắn, màu sắc nhã nhặn, thật sự rất hài hòa. Chiếc nón lá trắng tròn trịa
chỉ cần thêm một dải lụa mềm buộc làm quai nón đã tôn lên vẻ dịu dàng cho bao
cô gái. Ngày nay cùng với sự phát triển du lịch, sản phẩm không còn đơn sơ như
ngày nào, mà đã khoác lên mình những đường vẽ, nét thêu miêu tả hình ảnh, văn
hóa, con người Quảng Bình.
Trích
bài viết của thầy giáo Đỗ Đức Thuần-Tìm hiểu nghề làm nón Quy Hậu
1. Lịch sử làng nghề:
Làng nghề làm nón lá Quy Hậu thuộc thôn
Quy Hậu, xã Liên Thuỷ, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Làng nghề nón lá Quy Hậu
cách trung tâm thành phố Đồng Hới khoảng 50km về hướng Bắc.
Nghề làm nón
lá xuất hiện nhiều ở làng Quy Hậu vào những năm của thế kỉ 20. Vào năm 2008,
làng Quy Hậu được công nhận là làng nghề truyền thống. Đến nay, làng nghề nón
lá Quy Hậu vẫn giữ được phong độ và bền vững trên thương trường. Làm nón đã trở
thành công việc chính đem lại thu nhập nâng cao đời sống người dân.
2. Các công đoạn làm nón:
Với bàn
tay khéo léo của người thợ, để làm ra chiếc nón lá,
phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau:
2.1. Bắt đầu quá trình sản xuất
là công đoạn tìm tre (tre lồ ô).
Cây
tre phải đảm bảo được yếu tố khoảng cách giữa các mắt tre sao cho càng dài càng
tốt (tre mua về được cưa ra thành đốt theo kích thước của chiều dài và được chẻ
theo kích cỡ to nhỏ của vành nón, sau đó phơi khô. Giai đoạn này gọi là “ra
vành”. Vành được bó thành từng bó gọi là “bó vành” và được vót thành từng vành
nhỏ để lắp khít vào 16 vành khuôn theo thứ tự từ “vành cái” (là vành lớn nhất)
đến “vành óc” (là vành nhỏ nhất).
2.2. Công phu và cần sự cẩn thận cao hơn là công đoạn làm lá.
Cây lá nón (lá non và lá
già) sau khi lấy về phải được tách tỉa ra khỏi nhau, sau đó phơi qua nắng cho
đủ độ khô và dai. Từng chiếc lá (tỉa lá) được bắt ra thành những bẹ lớn, sau đó
được đem đi “ủi” phẳng. Tùy vào kích thước của từng chiếc lá mà người thợ sắp
xếp sao cho hợp lí nhất, lá được kết lên chiếc khuôn (xây nón) đã được vót tre
sẵn trước đó.
Công đoạn tiếp theo là chằm nón (hay còn gọi là may nón). Họ
chọn những sợi cước - sợi gấc phù hợp, gửi vào từng đường kim mũi chỉ. Thoăn
thoắt, nhẹ nhàng, họ ngồi bên nhau túm năm, tụm ba, vừa chằm nón vừa trò chuyện
vui vẻ.
Đây là công đoạn khó nhất để tạo ra được một chiếc nón.
Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải thật kiên trì, khéo léo và tỉ mỉ. Chỉ cần
sơ ý một chút là lá nón sẽ bị nhăn và rách. Vì thế từng tay kim và những sợi
chỉ trong suốt, thoăn thoắt cứ đưa lên đưa xuống làm cho những tấm lá trắng
xanh như được dán vào bộ vành bằng một thứ keo vô hình.
Nức nón: nẹp, luồn lõi thép để nón chắc bền nơn, tròn
hơn
Khâu xong nón thì đến công đoạn cuối cùng: đánh quai, chải dầu và làm
chóp. Lớp dầu bóng bằng nhựa thông pha cồn làm cho nón thêm sáng, đẹp và chống
thấm nước.
3. Tự hào chiếc nón lá Quy Hậu
Làng nghề làm nón lá Quy Hậu không chỉ giúp người dân
trong làng kiếm thêm thu nhập mùa nông nhàn mà còn giúp cho miền quê này bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của Quy Hậu, Liên
Thủy nói riêng, huyện Lệ Thủy nói chung.
Thế
hệ trẻ Quy Hậu hôm nay đang đồng lòng, chung tay xây dựng, quảng bá cho
thương hiệu “Nón lá Quy Hậu” đến với mọi miền đất nước và cả ở nước ngoài. Cùng
với chiếc áo dài truyền thống dân tộc, nón lá Quy Hậu sẽ góp phần mang đến
người phụ nữ cho vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm.
Gắn bó với đời sống đã lâu, chiếc nón lá nay đã
thành biểu tượng văn hóa đẹp, đáng tự hào của dân tộc ta.